NGÕ SÁCH: NƠI CÙNG TS. ĐẶNG HOÀNG GIANG ĐI SÂU VÀO THẾ GIỚI “BÊN TRONG” CỦA MỖI NGƯỜI

Thêm một vài nội dung cho thân văn bản (2)

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, có lẽ không còn là cái tên xa lạ với nhiều người trẻ, đặc biệt với những ai quan tâm về thế giới tinh thần, những “căn bệnh” tâm lý hay lối viết trào phúng không ngại đi sâu vào những góc khuất của thời đại. 

Là một nhà hoạt động xã hội, Đặng Hoàng Giang không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu về những mặt tối của xã hội hay những vấn đề tâm ý của con người. Ông thẳng thắn, dũng cảm chạm ngòi bút của mình đến những vấn đề thời sự, những đề tài tuy “nhởn nhơ” trong đời sống nhưng ít ai dám “chạm” tới. 

Vì vậy, Đặng Hoàng Giang cũng đã có những công trình nghiên cứu đồ sộ. Sau đây là 4 cuốn sách tiêu biểu của ông. 

Bức xúc không làm ta vô can 

Cuốn sách là mang những góc chiều đa chiều về cuộc sống. 26 bài viết là 26 câu chuyện quen thuộc của thời đại nhưng Đặng Hoàng Giang không kể, ông viết nên những câu chuyện bằng ngòi bút trào phúng rất riêng của mình.

Những vấn đề trong sách có thể đã cũ vì quyển sách có tính thời sự cao trong thời điểm của sách được xuất bản nhưng đến nay vẫn là cuốn sách mà mỗi người Việt nên đọc. Bởi sự cởi mở, đa chiều trong lối tư duy dù ở bất kì hoàn cảnh lịch sử xã hội nào cũng cho ta thêm những trải nghiệm mới, những góc nhìn sâu sắc hơn đồng thời trau dồi khả năng tư duy phản biện. 

Điểm đến cuộc đời 

“Điểm đến của cuộc đời” kể lại một hành trình không thể nào quên cùng những người cận tử. Dấn thân vào “một thế giới của những bi kịch và tổn thất khổng lồ, của phẩm giá và lòng tự trọng trong hoàn cảnh khắc nghiệt, của sự phản bội và sợ hãi, của tình yêu mãnh liệt và hy vọng khôn nguôi, tóm lại, của tất cả những gì thuộc về con người, ở mức độ dữ dội nhất”, tác giả muốn đi tìm câu trả lời cho thôi thúc nội tâm: ta nên ứng xử thế nào trước cái chết, và sự chết có thể dạy ta điều gì cho cuộc sống?” (Lời bạt) 

Viết về cái chết, mấy ai dám dấn thân? Dũng cảm đối mặt về cái chết của chính mình hay những người xung quanh, mấy ai sẽ sẵn sàng? Nhưng Đặng Hoàng Giang lại là một người sẵn sàng và dũng cảm như thế. Xuyên suốt cuốn sách là hành trình tác giả đồng hành cùng người cận tử. Đi từ những cảm xúc của nỗi đau, từ phủ nhận tới chấp nhận, mỗi trang sách mở ra là một lần ta được trải nghiệm những cảm xúc của người cận tử và người thân quanh họ, là thêm một cơ hội ta trở nên thấu cảm và biết sẻ chia. 

Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ 

“Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ dẫn người đọc vào thế giới của người trẻ trên dưới hai mươi tuổi, lứa tuổi không còn trẻ con, nhưng cũng chưa thực sự là người lớn. Trong thế giới đó có những run rẩy của va chạm thân thể lần đầu, có lấp lánh của tình yêu, có những đêm dài, những chuyến đi xa, những hoang mang và băn khoăn hiện sinh.

Nhưng bao trùm lên tất cả, như một tấm màn lớn, là nỗi đau. Nỗi đau từ sự cô đơn của đứa con vẫn được xã hội khen là “trưởng thành” và “ngoan,” từ sự trống rỗng nội tâm của đứa trẻ lớn lên trong một gia đình lạnh lẽo, từ sự tuyệt vọng của người trẻ bị giam cầm trong nhà tù mang tên tình yêu cha mẹ.

Vang lên như những bài hát khi buồn đau khi dữ dội, những chân dung trong cuốn sách cùng các phân tích tâm lý học của tác giả sẽ khiến cha mẹ, thầy cô và tất cả những ai có người trẻ trong cuộc sống của mình phải thức tỉnh, phải ngồi xuống lắng nghe con em mình và suy ngẫm về bản thân, để học cách chữa lành và yêu thương đích thực.” (Lời bạt)

Đại dương đen 

“Đại dương đen là hành trình nhẫn nại của tác giả Đặng Hoàng Giang cùng người trầm cảm, kể cho chúng ta câu chuyện vừa dữ dội vừa tê tái về những số phận, mà vì định kiến và sự thiếu hiểu biết của chính gia đình và xã hội, đã bị tước đi quyền được sống với nhân phẩm, được cống hiến, được yêu thương và hạnh phúc.

Là tiếng nói chia sẻ hiếm hoi với thế giới của người trầm cảm, là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, Đại dương đen đồng thời là công trình giáo dục tâm lý, cung cấp kiến thức căn bản về trầm cảm, hình hài nó thế nào, nó từ đâu tới, nó có thể phá hủy ra sao, có những phương thức trị liệu nào, và mỗi chúng ta có thể làm gì để những người không may mắn được sống an hòa với nhân phẩm của mình.

Đại dương đen là một cuốn sách về trầm cảm, với các trải nghiệm cá nhân hết sức riêng tư trong bối cảnh xã hội Việt Nam, cùng các mô hình lý giải căn bệnh và các phương pháp trị liệu chính.” (Lời bạt)

Xem thêm các hoạt động của SVHĐ tại: Tại đây

Related Posts

Nhận tin mới nhất

Nhận những bài viết và tin tức mới nhất từ Sách và Hành động